Nhu cầu sản phẩm cá tra nuôi từ Việt Nam đã tăng trở lại từ tháng 2-3/2021 giúp kéo giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL tăng lên theo.
Tuy nhiên, nhu cầu này vẫn thấp hơn so với thời điểm này các năm trước, một lý do lớn là do sức mua hạn chế từ thị trường nhập khẩu lớn nhất cá tra của Việt Nam là Trung Quốc. Theo như báo cáo trước đây của Undercurrentnews, người nuôi cá tra Việt Nam vẫn trông ngóng xem liệu người mua Trung Quốc bao giờ mới quay trở lại hoạt động kinh doanh và giao thương như trước đây và điều đó sẽ tác động mạnh mẽ như thế nào đến giá cả nguyên liệu?
Theo một nhà phân tích giàu kinh nghiệm và có mối quan hệ thân tình với nhiều hộ nuôi, giá cá tra nguyên liệu tại ao hiện nay chưa thực sự tốt nhưng đã có sự tăng dần tuy nhỏ. Chúng tôi cũng không dám chắc vài tuần sau nghỉ Tết thì các nhà máy có phải đóng cửa như năm ngoái không nhưng nay họ vẫn hoạt động đều đặn và nhu cầu mua cá hàng tuần tăng hơn chút.
Ông ấy cho biết, một số thương lái nhỏ Trung Quốc đã bắt đầu lân la các hộ nuôi để hỏi về giá cả trong khi trước đó họ hầu như không mấy quan tâm. “Họ chỉ dò giá nhưng không mua ngay, họ nói rằng đang xem xét nhập vài container trước khi giá cá có thể tăng”.
Việc hạn chế nhập khẩu thực phẩm của Trung Quốc vẫn nghiêm ngặt như trước nhưng hoạt động giao thương thông suốt hơn. Bà Vi Tâm – TGĐ Công ty CP Vĩnh Hoàn (nhà xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam) nói với Undercurrentnews rằng, doanh số tháng 3/2021 của công ty đạt 90% so với bình thường.
Bà Tâm cho biết: “Gần đây khách hàng không còn phàn nàn về việc Hải quan Trung Quốc chậm trễ nữa. Bà cũng xác nhận đã nghe từ khách hàng là hàng tồn kho của Trung Quốc thấp, điều này cũng hợp lý thôi vì từ tháng 11/2020 họ đã hạn chế nhập khẩu”.
Về phía người nuôi, nhà phân tích cho biết, thời điểm này trong năm, sản lượng nuôi bổ sung ít. Một số nông dẫn vẫn đang đợi thu hoạch rồi thả bổ sung. Thông thường vào mùa khô, người nuôi bắt đầu thả giống nên giá cá giống cũng tăng theo nhưng năm nay có sự thay đổi bởi một số hộ nuôi vẫn đang giữ cá.
Ông nói rằng, 1-2 tuần nữa sẽ thấy rõ cán cân cung cầu như thế nào trong nửa đầu năm 2021. Trong năm 2020, nhiều người nuôi phải đối mặt với nhiều khó khăn nên họ cũng chủ động giảm sản lượng nuôi. Sau khi đi một vòng xem các ao nuôi, ông thấy nhiều hộ nuôi vẫn đang găm cá thương phẩm tại ao để chờ giá tăng thêm chút nữa để thu lợi nhuận tốt hơn.
“Cá cỡ lớn hơn 1 kg đang được bán cho Trung Quốc với giá thấp. Giá thấp rồi mà vẫn khó bán lại càng khiến người nuôi tính toán thận trọng hơn. Ước tính phải có tới một nửa số ao đang hạn chế cho ăn, cố gắng cho tăng trưởng chậm lại với hi vọng giá thị trường sẽ tốt hơn”.
Tuy nhiên, TGĐ điều hành của Vĩnh Hoàn nói với Undercurrentnews rằng, công ty không tìm thấy cá để mua ngay cả khi chúng tôi đưa mức giá cao hơn. Bà tin giá xuất khẩu và nhập khẩu tiếp tục tăng dần với nhu cầu phục hồi chậm và giá thức ăn chăn nuôi đang tăng khá mạnh.
Bà nói: “Chúng tôi cho rằng, tháng 4 này khách hàng bắt đầu chấp nhận mức giá cao hơn do nguồn cung vẫn ở mức độ vừa phải. Năm nay, dự đoán các tháng hè (tháng 5-7) nguồn cung nguyên liệu cá sẽ thấp hơn so với bình thường; thông thường vào hè mới là vụ thu hoạch cá chính nhưng năm nay thì không.
Nhu cầu tốt ở Mỹ, thấp hơn ở EU
Nguồn tin từ một nhà nhập khẩu lớn của EU cho biết, thị trường bán lẻ ở khu vực này tăng khá mạnh, thậm chí tăng 30% so với năm trước trong khi ngành dịch vụ thực phẩm vẫn còn đang uể oải.
“Mặc dù chúng tôi đang phải đối mặt với việc chi phí vận chuyển đường biển cao, giá bán cá ở EU vẫn ổn định, các nhà cung cấp Việt Nam đang cố gắng đẩy giá cao lên nhưng không ai đặt”, ông cho biết vào cuối tháng Ba.
Ông cũng đưa giá mức giá cá tra phile, được xử lý theo quy cách trong tháng 3/2021 khoảng 2,2 USD/kg và 3,3 USD/kg với sản phẩm phile cao cấp, chưa qua xử lý (giá tại Tp.HCM). Mức giá này tương đối ổn định trong thời gian qua.
Trong khi đó tại Mỹ lại là một câu chuyện khác. Theo Bob Noster, Giám đốc Cấp cao về kinh doanh và thu mua tôm và cá tra của Công ty Seattle Shrimp & Seafood Co: “Nhu cầu cá tra tại Mỹ rất mạnh vì các nhà bán lẻ và nhà khai thác dịch vụ ăn uống đều bận rộn mua hàng cho mùa xuân – hè. Ngoài người mua Mỹ, Trung Quốc cũng rất tích cực với các hợp đồng”.
Ông Nguyễn cho biết thêm, các nhà đóng gói Việt Nam tiếp tục gia công thêm nguyên liệu từ các ao ngoài để hoàn tất các hợp đồng đã ký”.
Giá cá tra nhập khẩu vào Mỹ đã tăng khoảng 6-7% kể từ cuối tháng 2. Ông cho biết, cuối tháng 3/2021, giá cá tra nguyên liệu trong nước và giá xuất khẩu đã phản ánh điều đó; giá cá tra phile từ khoảng 1,60 - 165/pound vào cuối tháng 2 lên 1,70 -1,75/lb hiện nay.
“Các lô hàng trong tháng 4 đang có mức giá cao hơn, vì vậy chúng tôi hi vọng mức giá khả quan này sẽ duy trì trong vài tháng tới”. Ông nói thêm, sản lượng cá tra thường bắt đầu cao ở mùa Xuân và tiếp tục tăng trong các tháng hè, vì vậy chúng tôi hi vọng giá sẽ giảm vào cuối tháng 5-6, tuy nhiên, giá cả thường bị phụ thuộc vào thói quen mua hàng của Trung Quốc”.
Ông cũng đề cập đến việc người mua hàng đang phải chịu mức chi phí vận chuyển đường biển cao hơn.
Ông cho rằng, hiện giờ lượng hàng tồn kho chờ bán trên thị trường Mỹ hầu như không có. Hàng trữ kho chủ yếu là hàng đã được ký hợp đồng bán từ trước hoặc đã được đóng gói sẵn sàng cho các cửa hàng tư nhân. Nhiều nhà nhập khẩu rút dần khỏi hoạt động trữ hàng để bán mà ưu tiên các đơn hàng đã đc ký từ trước, tạo ra các lỗ hổng nguồn cung hàng trữ kho trên toàn quốc đối với những nhà thu mua thời vụ trên thị trường.
(Nguồn: (Theo Undercurrentnews), vasep.cgnnh.com)